Theo Trung tâm Nghiên Cứu Môi trường Cộng đồng, khoảng 70% nước thải từ các khu công nghiệp không qua xử lý mà xả thẳng ra môi trường. Ở các khu tập trung dân cư đông đúc – nổi bật là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, chắc chắn sẽ bắt gặp tình trạng nhiều nơi nước sông ngả màu đen, rác thải nổi lềnh bềnh và bốc mùi hôi thối. Tất cả đều do sự thờ ơ và ý thức chưa cao của một bộ phận người dân. Điển hình như ở Thành phố Hồ Chí Minh, ở các con sông, nồng độ chất ô nhiễm trong nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép (từ 1,5 đến 3 lần). Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở nước ta đã kéo theo những hệ lụy khủng khiếp cho con người. Cứ mỗi năm các tổ chức quốc tế vẫn tiếp tục đưa ra những con số rất đáng lo ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở nước ta:
Nguyên nhân: Xuất phát từ chính ý thức của con người trong hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Nguồn nước từ sinh hoạt và sản xuất không được qua xử lý mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường làm ô nhiễm nguồn nước trong tự nhiên. Dân số tăng nhanh, rác thải sinh hoạt ùn ứ, tắc nghẽn, không được tái chế mà thải trực tiếp ra môi trường đất, môi trường nước. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển, các công ty, xí nghiệp, nhà xưởng... mọc lên như nấm. Cùng với đó là rác thải, nước thải công nghiệp xả tràn lan ra sông suối, ao hồ, đất đai... Hóa chất, kim loại nặng ngấm trực tiếp vào nước sông suối ao hồ, hoặc thấm qua đất rồi làm ô nhiễm đến mạch nước ngầm.
Ô nhiễm nước không chỉ dẫn tới nguy cơ tiềm ẩn những mầm bệnh cho con người mà còn là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu nước ngọt trong tương lai, nước ô nhiễm kéo theo đó là sự ô nhiễm của đất, nguồn nước ngầm...Để bảo vệ môi trường nước chúng ta cần có thêm thật nhiều những bài viết tuyên truyền về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng, sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch, xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất trước khi đưa ra ngoài môi trường...
Theo chanhtuoi.com