​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​
Xác định chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu khách quan. Cần thơ hướng tới “số hóa” ngành Tài nguyên và Môi trường
Đăng bởi
Ngày 28/08/2023
Xác định chuyển đổi số (CÐS) là yêu cầu tất yếu khách quan, là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng, thời gian qua, ngành Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP Cần Thơ chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện CÐS. Góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực TN&MT. Ðồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận các vấn đề liên quan lĩnh vực TN&MT. Xem chi tiết...
Chuyển đổi số cán bộ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin ‘dưới trung bình’ không được xét khen thưởng
Đăng bởi
Ngày 30/06/2023
Ngày 24-6, Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ tổ chức thi đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong điều hành, quản lý của cán bộ, công chức lãnh đạo năm 2023. Có 565 thí sinh tham gia là chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã phường; trưởng, phó phòng các sở, ban ngành thành phố và trưởng, phó phòng thuộc UBND quận, huyện của TP Cần Thơ phải trải qua kỳ thi đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin. Xem chi tiết...
Tổ công nghệ số cộng đồng mang tính toàn dân, là đặc trưng Việt Nam, là tiền đề cho những kết quả đột phá về chuyển đổi số!
Đăng bởi
Ngày 27/06/2023
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định quan điểm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.Ngày 15/6/2023, Bộ TT&TT đã ban hành Văn băn só 2251/BTTTT-CĐSQG về tổng kết kết thí điểm triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng và định hướng triển khai năm 2023. Xem chi tiết...
Đoàn công tác của Bộ TN&MT tham dự Hội nghị năm 2023 các bên tham gia ba Công ước quốc tế
Đăng bởi
Ngày 15/05/2023
Hội nghị lần thứ 11 các Bên tham gia Công ước Stockholm (COP11-SC), Hội nghị lần thứ 16 các Bên tham gia Công ước Basel (COP16-BC) và Hội nghị lần thứ 11 các Bên tham gia Công ước Rotterdam (COP11-RC) đã chính thức khai mạc vào 3h chiều ngày 1/5/2023 (giờ Việt Nam) tại Giơnevơ, Thuỵ Sỹ. Hơn 2.000 đại biểu đại diện cho các quốc gia là thành viên của ba công ước Stockholm, Basel, Rotterdam, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức quốc tế đã tham dự Hội nghị. Xem chi tiết...
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đề án 06 tạo đột phá trong chuyển đổi số quốc gia
Đăng bởi
Ngày 09/05/2023
Chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về tình hình thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), chiều 8/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Đề án 06 phải đặt trong tổng thể chuyển đổi số quốc gia. Xem chi tiết...
Thành phố Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa ứng dụng mã QR tại bộ phận một cửa giải quyết TTHC
Đăng bởi
Ngày 27/04/2023
Sáng kiến ứng dụng mã QR thủ tục hành chính (TTHC) tại các bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (bộ phận một cửa) ở TP. Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa đang nhận được sự đồng tình của người dân bởi việc tra cứu TTHC và nộp hồ sơ trực tuyến dễ dàng hơn. Xem chi tiết...
Cảnh báo: Bão Mặt Trời vừa ập qua Trái Đất và đang ảnh hưởng đến lưới điện ở nhiều nơi
Đăng bởi
Ngày 18/07/2022
HHT - Một đợt bão Mặt Trời rất mạnh vừa ập qua Trái Đất trong khi chúng ta còn chẳng biết gì. Vậy nó có gây hại gì cho sức khỏe con người không, và tác động của nó còn kéo dài bao nhiêu lâu? Xem chi tiết...
Một trong những hồ nước lớn nhất Trái Đất đang "teo nhỏ" nghiêm trọng
Đăng bởi
Ngày 17/07/2022
Hồ Muối Lớn ở Mỹ đã liên tục chạm mực nước thấp kỷ lục. Xem chi tiết...
Hồ Muối Lớn ở Mỹ đang cạn kiệt
Đăng bởi
Ngày 15/07/2022
Mực nước hồ Muối Lớn (Great Salt) ở bang Utah (Mỹ) trong tháng 7 này đã giảm xuống mức thấp nhất từng được ghi nhận. Xem chi tiết...
Thiếu nhiên liệu, châu Âu quyết định coi khí đốt tự nhiên là nguồn 'năng lượng xanh'
Đăng bởi
Ngày 14/07/2022
Quyết định gây nhiều tranh cãi, nhưng nó cho phép các dự án khí đốt tự nhiên và điện hạt nhân có thể nhận được nguồn tài trợ dành cho các hoạt động 'bền vững với môi trường'. Xem chi tiết...
Dùng radar đo độ sâu sa mạc Sahara, các nhà khoa học phát hiện ra "thứ" khổng lồ bên dưới
Đăng bởi
Ngày 07/07/2022
Trái đất có rất nhiều phần lục địa được bao phủ bởi cát. Đặc biệt, sa mạc là nơi tích tụ rất nhiều cát. Cát trên sa mạc nhiều đến nỗi chúng được ví như những "con sông" và thậm chí là "đại dương". Nhắc tới sa mạc, chúng ta không thể không kể đến Sahara, sa mạc lớn nhất trên thế giới. Xem chi tiết...
Vừa tìm ra mỏ đất hiếm 'trời cho', đủ để thế giới dùng trong 1.000 năm: Nước nào sở hữu?
Đăng bởi
Ngày 06/07/2022
Mỏ đất hiếm khổng lồ này ước tính có trữ lượng lên đến 694 triệu tấn, Anadolu Agency thông tin. Xem chi tiết...
Quy định kỹ thuật và Định mức kinh tế - kỹ thuật về công tác thu nhận, lưu trữ, bảo quản và cung cấp thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường
Đăng bởi
Ngày 16/03/2022
Ngày 28/02/2022 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành văn bản số 03/2022/TT-BTNMT về việc Ban hành Quy định kỹ thuật và Định mức kinh tế - kỹ thuật về công tác thu nhận, lưu trữ, bảo quản và cung cấp thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/4/2022 Xem chi tiết...
Bảo vệ môi trường trước nguy cơ biến đổi khí hậu
Đăng bởi
Ngày 27/01/2022
Biến đổi khí hậu là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất. Sự thay đổi này kết hợp với các yếu tố biến động tự nhiên của tự nhiên dẫn tới các biến đổi của khí hậu qua các thời kỳ. Nói một cách dễ hiểu, biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí quyển, thủy quyển tới thạch quyển trong hiện tại và tương lai. Xem chi tiết...
Bảo vệ môi trường nước
Đăng bởi
Ngày 27/01/2022
Ô nhiễm nguồn nước là hiện tượng các vùng nước sông, hồ, biển, nước ngầm...bị các hoạt động của môi trường tự nhiên và con người làm nhiễm các chất độc hại như chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý...Vấn đề ô nhiễm nguồn nước lan rộng này đang gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta. Nước không an toàn giết chết nhiều người hơn mỗi năm so với chiến tranh và tất cả hình thức bạo lực khác cộng lại. Trong khi đó nguồn nước có thể uống được của chúng ta là hữu hạn: Ít hơn 1% lượng nước ngọt trên trái đất thực sự có thể tiếp cận được với chúng ta. Xem chi tiết...


​​
 
 ​